7 biểu hiện của người bị tiểu đường ở trẻ em để ý là nhận ra
Biểu hiện của người bị tiểu đường nếu để ý sẽ nhận ra đơn giản và nhanh
chóng, đặc biệt với đối tượng trẻ em. Điều này giúp cha mẹ chăm sóc và bảo vệ
con tốt hơn.
7 biểu hiện của người bị tiểu đường ở trẻ em để ý là nhận ra
1. Khát nước
Trẻ mắc bệnh tiểu đường hay bị khát nước quá mức, thậm chí
trẻ uống rất nhiều nước nhưng cơn khát không hề thuyên giảm. Tình trạng khát nước
ở bệnh nhân tiểu đường khá điển hình. Người bị tiểu đường có lượng đường trong
máu tăng cao hơn bình thường. Lúc này cơ thể bệnh nhân cần nước để pha loãng lượng
đường còn dư. Khi nước trực tiếp trong máu không đủ, cơ thể huy động nước trong
tế bào. Hiện tượng thiếu nước tại tế bào kích thích lên não, gây cảm giác khát
nước liên tục.
2. Tiểu nhiều lần
Hiện tượng khát nước đi kèm với tình trạng đi tiểu nhiều lần.
Để pha loãng bớt lượng đường còn dư, cơ thể cần nhiều nước hơn bình thường. Thận
cũng cần hoạt động liên tục để thải đường dư thừa ra khỏi cơ thể, gây nên tình
trạng tiểu nhiều lần. Ở trẻ em, tình trạng này có thể khiến trẻ không thể kiểm
soát được, trẻ đi vệ sinh thường xuyên, có thể tè dầm.
Biểu hiện tiểu nhiều lần và khát nước quá mức có thể hay bị
bỏ qua do dễ bị nhầm lẫn với thói quen thông thường.
3. Cảm giác đói quá
Trẻ em bị tiểu đường hay có cảm giác quá đói. Biểu hiện này
cũng hay bị nhầm lẫn với các trẻ bình thường, thậm chí nhiều cha mẹ còn vui mừng
hơn khi trẻ ăn nhiều hơn, ăn liên tục. Cảm giác đói quá mức ở người bệnh tiểu
đường sinh ra da các tế bào không nhận được đủ đường để tạo năng lượng, phát
tín hiệu lên não để yêu cầu bổ sung đường cho cơ thể qua thực phẩm.
4. Cân nặng giảm bất thường
Trọng lượng cơ thể người bệnh tiểu đường thường sụt giảm
nhanh chóng và bất thường. Trường hợp này được giải thích do: tế bào không nhận
được hoặc không nhận đủ đường để tạo năng lượng cung cấp cho cơ thể. Đường lại
bị mất đi liên tục qua quá trình đào thải của thận khiến cơ thể sụt giảm cân nặng
nhanh chóng và bất thường.
5. Thị lực giảm
Đối với trẻ bị tiểu đường, thị lực bị giảm sút nghiêm trọng.
Các vấn đề về mắt phát sinh khiến trẻ bị hạn chế tầm nhìn. Mắt bị tổn thương
mao mạch, giác mạc, võng mạc. Trẻ có thể bị mù lòa nếu bệnh tình không được điều
trị kịp thời.
6. Ngứa da
Da của trẻ bị đái tháo đường có thể bị ngứa ngáy do tình trạng
nhiễm nấm hoặc da nứt nẻ gây ra nhiều bệnh. Tình trạng này cũng xuất phát từ
nguyên nhân lượng đường trong máu tăng cao.
7. Sạm da
Các vùng có nếp gấp như nách, cổ, khuỷu tay, khuỷu chân… hay
bị sạm da. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất với người bị kháng insulin hoặc insulin
không đủ dùng.
Các triệu chứng khác: cơ thể mệt mỏi, vết thương chậm lành,
hay bị nhiễm trùng , tê đau tay chân hoặc đau nhói cũng là những bieu
hien cua nguoi bi tieu duong, đặc biệt là trẻ nhỏ cũng có. Cha mẹ hãy
lưu ý những điều này và tham khảo thêm tại: http://tieuduongvietthanh.com/bai-viet/10-bieu-hien-de-nhan-biet-nhat-cua-benh-tieu-duong-d258.html
Comments